Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

[Giáo dục -Zing] - Ưu đãi 20% học phí các khóa học ngắn hạn

Bạn có cơ hội tiếp cận với các ngành nghề hot nhất hiện nay với mức học phí thấp nhất tại TP.HCM khi đăng ký các khóa học ngắn hạn vào tháng 2 - 3 tại trung cấp nghề Việt Giao.

Trường trung cấp nghề Việt Giao là đơn vị đào tạo chất lượng cao các nhóm ngành thuộc lĩnh vực Du lịch - Khách sạn - Nhà hàng - Quản trị bếp và Ẩm thực - Giải trí. Với hơn 14 năm nghiên cứu và phát triển, chương trình học đã được xây dựng hiện đại, cập nhật phiên bản quốc tế dưới sự giảng dạy của đội ngũ giảng viên đầu ngành và thành công trong nghề nghiệp, sẽ cung cấp cho học viên những kiến thức bổ ích, giá trị thực tế cao, có thể ứng dụng ngay vào công việc hằng ngày.


Việc nắm bắt các món ăn của từng vùng miền trong khóa học Bếp sẽ giúp bạn hình thành kỹ năng lên thực đơn và định hình kế hoạch mở quán ăn chuyên biệt, nhà hàng... trong tương lai.

Các khóa học ngắn hạn sẽ là chìa khóa tối ưu cho những lễ tân chuyên nghiệp - nghề làm việc ở môi trường sang trọng và thường xuyên gặp gỡ những doanh nhân, người thành đạt.

Nằm trong dự án chiến lược quốc gia về phát triển tay nghề và nguồn nhân lực chất lượng cao đạt chuẩn ASEAN đồng thời khẳng định thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, nhà trường gửi đến doanh nghiệp chương trình tặng voucher giảm 20% học phí khóa đào tạo ngắn hạn cho 8 ngành học:

• Bếp Việt Nam

• Bếp Âu - Á

• Quản lý nhà hàng

• Quản lý khách sạn và resort

• Bartender (pha chế rượu)

• Nghiệp vụ phục vụ bàn nhà hàng

• Nghiệp vụ phục vụ phòng khách sạn

• Lễ tân khách sạn quốc tế


Có thể thuộc nằm lòng các công thức pha chế chuẩn nhiều loại thức uống, "diễn" quá trình pha thành một cuộc chơi tung hứng đầy nghệ thuật, Bartender đang là công việc cuốn hút với nhiều bạn trẻ.

Khóa học Nghiệp vụ bàn sẽ giúp bạn trở thành một nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, đảm bảo làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất.

Kết thúc khóa học, học viên được cấp hai văn bằng (văn bằng Sơ cấp nghề có giá trị kiểm định tay nghề toàn quốc và bằng song ngữ có giá trị hội nhập môi trường quốc tế). Với những lợi ích mang lại từ khóa học, Trung cấp nghề Việt Giao xứng đáng là đơn vị đồng hành cùng các doanh nghiệp trên con đường phát triển.


Lựa chọn ngành học phù hợp giúp các bạn trẻ vừa thỏa mãn đam mê vừa mang lại mức thu nhập hấp dẫn.

Doanh nghiệp và học viên có thể đăng ký học theo nhóm hoặc theo các lớp chuyên đề như Phong thủy trong kinh doanh, Tổ chức lễ hội và sự kiện, Quan hệ báo chí, tiếng Anh chuyên ngành Du lịch, Quản lý bếp nhà hàng, Bếp ASEAN, Bếp bánh nhà hàng, Bếp ăn công nghiệp, Bếp chay… phù hợp với nhu cầu.


Ngày càng nhiều các bạn trẻ đã tìm đến các khóa học bếp tại trường Việt Giao để có thể tự tin thể hiện khả năng của mình.

Liên hệ:

Trường Trung cấp nghề Việt Giao

193 Vĩnh Viễn, phường 4, quận 10, TP.Hồ Chí Minh

ĐT: (08) 3927 0278, 3834 9893

Hotline: 0925 357357 - 0979 668868

Email: vietgiao.edu@gmail.com

Website: www.vietgiao.edu.vn

Tư liệu: Việt Giao


[Giáo dục -iOne.net] - Ngành nào cho teen trầm tính, sức khỏe yếu?

Em học lực trung bình - khá, trầm tính và sức khỏe lai yếu. Hiện giờ em vẫn chưa tìm được ngành học nào phù hợp với mình.

Em thấy yêu thích các ngành liên quan đến thực phẩm, dây chuyền sản xuất công nghệ. Nhưng em được biết các ngành này chủ yếu chuyên về Hóa và Sinh trong khi em lại đang học khối A, A1.Mong các thầy, cô tư vấn giúp em chọn ngành nghề phù hợp và cho em biết cơ hội làm việc của ngành này trong tương lai.

Phạm Thị Thúy Hằng

Trả lời

Chào Hằng,

Ngành Công nghệ thực phẩm là gợi ý phù hợp với sở thích của bạn. Bên cạnh khối B, trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM vẫn tuyển sinh hai khối mà Hằng đang ôn tập - A và A1. Điểm chuẩn chưa cộng ưu tiên ở bậc ĐH năm 2013 các khối này là 19,5 và 10 điểm ở bậc CĐ. Nếu ở mức học trung bình, bạn có thể chọn học CĐ, sau này sẽ liên thông lấy bằng ĐH sau.

Sau khi ra trường, bạn có thể làm việc tại nhưng nơi có liên quan đến vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất, tham gia thiết kế chế tạo thiết bị công nghệ, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học.

Trong môi trường làm việc này, các bộ phận, từng nhân viên gần như thành một thể thống nhất, phối hợp nhịp nhàng để hoàn thành công việc. Chẳng hạn, bạn sẽ tham gia cùng mọi người xây dựng kế hoạch, lập dự án; tham gia điều hành và quản lý công nghệ kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm. Chính vì vậy, ngay từ khi ở trường, bạn cũng cần thay đổi bản thân để trở nên sôi nổi, năng động hơn. Tip cho bạn là những hoạt động phong trào đoàn, hội, hay đơn giản là những chuyến phượt xa, có thêm trải nghiệm ở những vùng đất mới.

Tổng đài hướng nghiệp

Tổng đài hướng nghiệp là chuyên mục dành cho teen muốn tìm hiểu về nghề nghiệp tương lai của mình, đặc biệt là các teen 12, 12+. Bên cạnh câu hỏi tư vấn, các bạn cũng có thể gửi kinh nghiệm chọn nghề nghiệp của mình về cho tổng đài nhé! Tham gia ngay.

[Giáo dục -VOV Online] - Miễn 20% thi tốt nghiệp THPT: Cân nhắc kẻo "lợi bất cập hại"

VOV.VN -Nhiều người hoan nghênh chủ trương đổi mới của Bộ GD-ĐT nhưng cũng không khỏi lo ngại tiêu cực sẽ bùng phát

Kết quả học phản ánh đúng năng lực học sinh?

Có con năm nay thi chuẩn bị tốt nghiệp THPT, anh Mai Văn Thủy (phường Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội) rất quan tâm về thông tin sẽ có 20% học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT.

Anh Thủy cho biết, anh không ngại lực học của con mình, nhưng anh lại rất “ngại” những tiêu cực đang diễn ra khá phổ biến hiện nay. “Tôi cho rằng với việc dạy và học ở nhiều nơi hiện nay, rất khó để đánh giá học sinh một cách đúng theo chất lượng khi mà bệnh thành tích trong ngành Giáo dục vẫn chưa được hạn chế. Nhiều trường muốn đạt thành tích cao, sẽ cố gắng đạt chỉ tiêu Bộ đưa ra và cho điểm phóng tay. Như vậy còn đâu là đánh giá đúng năng lực thực sự của học sinh và những em thực sự học tốt nhiều khi sẽ bị thiệt thòi”.


Nhiều phụ huynh, học sinh rất quan tâm về thông tin sẽ có 20% học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT


Cũng nhiều tâm sự như anh Thủy, chị Hà Liên (khu chung cư Hapulico, Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội) cũng lo lắng, “Con tôi mới học cấp 2 nhưng tôi cũng rất quan tâm đến quy định miễn thi tốt nghiệp THPT như trong Dự thảo mà Bộ vừa đưa ra. Từ khi học lớp 1 đến nay, con gái năm nào cũng đạt học sinh giỏi. Lớp của cháu hầu như 80-90% học sinh đều như vậy. Thực chất, thấy con đạt danh hiệu này nọ bố mẹ nào cũng mừng, nhưng nhìn lại thì lại cảm thấy lo vì thành tích không đánh giá đúng năng lực của học sinh”.

Chị Liên cho biết, từ khi học lớp 1, không chỉ con gái chị mà hầu như tất cả các cháu trong lớp đều phải học thêm ở nhà cô, mặc dù nhà trường đã có lệnh cấm. Lần nào cũng vậy, trước hôm thi, học sinh đều được ôn luyện những dạng tương tự bài thi đến thuộc như cháo chảy, nên kết quả thi các cháu đều đạt điểm 9-10. Học sinh nào đạt điểm thấp hơn được gọi là “kém” và phần lớn là không đi học thêm nhà cô.

“Với cách học đối phó như hiện nay, không biết có bao nhiêu phần trăm là kiến thức thực của các cháu. Cả lớp đều học sinh giỏi thì biết chọn ai để miễn thi bây giờ. Ngay cả những học sinh được miễn thi, cũng chưa hẳn đã là học giỏi thực sự”- Chị Liên băn khoăn.

Em Mai Xuân Hà, học sinh lớp 12 một trường THPT ở Hà Nội kể rằng, những học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp PTTH ở trường em cũng bàn tán khá nhiều khi nghe thông tin sẽ có 20% học sinh được miễn thi tốt nghiệp. Ai cũng lo lắng mình có nằm trong số 80% học sinh còn lại. “Dự thảo đưa ra gần với dịp các em chuẩn bị học hết THPT và không biết sẽ thực hiện khi nào cũng tạo ra áp lực đối với chúng em. Những bạn điểm cao thì khá yên tâm, còn những bạn điểm thấp hơn lại lo lắng và thấy nuối tiếc, nếu còn thời gian sẽ thúc đẩy các bạn cố gắng hơn”.

Tiếp cận vấn đề ở góc độ khác, thầy giáo Phạm Văn Thưởng (Nam Giang, Thọ Xuân, Thanh Hóa) lại nêu vấn đề, năm nào tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cũng đạt trên 90%, vậy thì có nên xét tỷ lệ học sinh được miễn tốt nghiệp ngươc lại, nghĩa là miễn cho 80% học sinh, chỉ có 20% phải thi. Như vậy vừa giảm áp lực cho các em, vừa gần với chủ trương của Bộ là tổ chức kỳ thi đơn giản, đỡ tốn kém lại theo xu hướng của nhiều nước hiện nay.

Liệu có nảy sinh tiêu cực?

Còn cô giáo Ngô Thị Thu, Phó Hiệu trưởng một trường THPT ở Thanh Hóa lại cho rằng, khi đưa ra chỉ tiêu 20%, Bộ căn cứ vào đâu và cũng cần có tiêu chí rõ ràng để việc lựa chọn được công bằng, không tạo ra tiêu cực khi xét miễn.

Tuy vậy, cô Thu cho rằng, các kỳ thi cũng là những lần để các em trải nghiệm và đánh giá năng lực của mình. Đã học thì phải có thi cử, có phân loại nên để tất cả các em cũng thi sẽ lựa chọn một cách công bằng hơn. “Kể cả thi hay miễn thì điều quan trọng vẫn là sự công bằng, chất lượng trong giáo dục. Nếu mà còn tiêu cực, còn bệnh thành tích thì có thực hiện phương án nào cũng chỉ là hình thức”- Cô Thu nói.

Cô Thu cũng lo lắng việc áp chỉ tiêu 20% cho các trường như vậy sẽ rất khó khả thi. “Ở các trường ở Thành phố, trường chuyên lớp chọn thì tỷ lệ 20% có thể là khá thấp, vì thực tế có trường chuyên, tỷ lệ các em học tốt khá cao. Nhưng ở các trường miền núi, thực sự chất lượng khá thấp, khó có thể chọn được tỷ lệ như vậy để cho các em miễn thi. Nếu trường hợp nhiều trường chạy theo thành tích, họ nâng điểm cho học sinh để cán đích 20% thì tiêu chí miễn giảm theo chất lượng có còn ý nghĩa nữa không?”.

Cô Thu cho rằng, cũng có thời kỳ Bộ GD-ĐT cũng đã cho thời kỳ xét tuyển cho một học sinh vào thẳng Đại học, nhưng sau đó có nhiều vấn đề tiêu cực nảy sinh, rõ nhất là việc xin điểm-chạy điểm nên sau đó Bộ đã dừng chủ trương này lại. Vì thế, khi chưa quản lý tốt chất lượng đào tạo, chất lượng giáo viên thì chưa nên thực hiện chủ trương miễn thi tốt nghiệp THPT một cách vội vã.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT lại cho rằng, với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT cao như hiện nay 97-98%, thì không nên tổ chức thi mà phải tìm một cách đánh giá khác có hiệu quả.

Tuy nhiên, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, việc đưa ra tỷ lệ 20% thí sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT còn nhiều điểm bất hợp lý. “Ngày trước Bộ cũng đã một lần miễn thi nhưng hệ lụy của nó là việc chạy điểm, xin điểm, tiêu cực xảy ra nhiều nên Bộ lại bỏ quy định này. Vậy giờ đây, Bộ lấy cơ sở nào để đưa ra con số 20%, mà ở mỗi địa phương chất lượng giáo dục mỗi khác, áp dụng tỷ lệ này cho tất cả các địa phương lại càng phi lý. Theo tôi chưa nên thực hiện việc miễn thi tốt nghiệp THPT vào thời điểm này, nếu không sẽ “lợi bất cập hại”.

PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, nếu áp dụng phương án miễn thi cho học sinh THPT thì phải thực hiện một cách khoa học, cần phải có lộ trình, phải đánh giá học sinh trong suốt quá trình học. Bộ GD-ĐT có thể tham khảo cách đào tạo của các nước vẫn làm là đánh giá học lực của học sinh qua cả một quá trình, ít nhất là 3 năm học THPT. “Với quá trình dài và kết quả học rõ ràng như thế, học sinh khó có thể gian lận được”.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cũng cho rằng, có thay đổi gì đi nữa thì điều quan trọng là chương trình, nội dung, phương pháp dạy như thế nào. Nhưng trên hết, vẫn là vấn đề con người, đặc biệt là nhân cách người thầy cần phải được đặc biệt quan tâm. “Bấy lâu nay báo chí phản ánh rất nhiều về việc tiêu cực trong ngành giáo dục. Mới đây báo chí cũng đưa về tỷ lệ tham ô ngày càng lớn trong ngành, tôi rất buồn. Nhưng họ phản ánh đúng, bởi vẫn tồn tại chuyện cô giáo mầm non ghi sổ nhận xét về cho gia đình rằng con em họ còn yếu kém, sau đó gia đình lại kẹp trở lại phong bì vào trong sổ đưa cho cô; rồi việc ăn cắp thời gian, tuyển dụng công chức cũng phải mấy tiền để “chạy”… Tất cả những chuyện này rõ ràng là tham ô. Ngành Giáo dục cần phải sớm chấn chỉnh những việc này mới mong đến việc đổi mới chất lượng giáo dục-đào tạo”.

Trong một Hội nghị với Bộ GD-ĐT mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh rằng, cần cân nhắc đến việc giao cho các địa phương tỷ lệ 20% miễn thi tốt nghiệp. Theo Phó Thủ tướng, việc thi hay miễn thi đều phải hướng tới hiệu quả, phát huy được năng lực, kiến thức của học sinh và định hướng nghề nghiệp cho các em./.

Phạm Hà/VOV online


[Giáo dục -Tiin.vn] - Chị em sinh tư cùng thi vào ngành khiêu vũ

Những hình ảnh quấn quýt, bảo ban nhau trước giờ thi của chị em sinh tư khiến nhiều người chú ý, theo dõi.

Mới đây, trong đợt thi tuyển vào ngành khiêu vũ chuyên nghiệp tại trường Cao đẳng Nghệ thuật Sơn Đông (Trung Quốc), sự xuất hiện của 4 thiếu nữ xinh đẹp, giống như như đúc đã thu hút sự chú ý của nhiều thí sinh cũng như phụ huynh.


4 chị em cầm trên tay giấy báo dự thi



Họ luôn đồng hành và sát cánh cùng nhau

4 chị em này đến từ Hà Trạch, nơi được xem là trung tâm trồng "quốc hoa" mẫu đơn lớn nhất Trung Quốc. Trong ngày thi của mình, cả 4 chị em luôn sát cánh bên nhau, thường xuyên nhắc nhở, trao đổi và bảo ban nhau hoàn thành bài thi thật tốt.


Xếp theo thứ tự chào đời, liệu bạn có thể phân biệt được 4 cô gái này không?

Cùng xem thêm những khoảnh khắc đáng yêu của 4 chị em trong buổi thi vào ngành khiêu vũ.







[Giáo dục -Một Thế Giới] - Thi tuyển lãnh đạo Tổng cục Đường bộ

Bộ GTVT ngày 13.2 đã có thông báo số 100 về việc "Thi tuyển Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam".


Đối tượng đăng ký dự thi là những người đang giữ chức: Vụ trưởng thuộc Bộ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Cục trưởng các Cục trực thuộc Bộ; Hiệu trưởng các trường đại học trực thuộc Bộ, Giám đốc Học viện Hàng không Việt Nam; Viện trưởng các Viện trực thuộc Bộ; Chủ tịch Hội đồng thành viên (Hội đồng quản trị), Tổng Giám đốc các Tổng công ty trực thuộc Bộ; Giám đốc các Sở Giao thông vận tải. Thời gian nhận hồ sơ đăng ký dự thi từ ngày 10.3.2014 đến hết ngày 14.3.2014.

Vế nội dung thi tuyển, người dự thi phải viết chương trình hành động phát triển Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong mười năm tới theo hình thức tự luận, trên giấy thi theo quy định và không được phép sử dụng điện thoại, tài liệu dưới mọi hình thức trong quá trình làm bài.

Theo sự điều hành của ban giám khảo, người dự thi sẽ lần lượt bảo vệ chương trình hành động của mình theo hình thức thuyết trình và trả lời câu hỏi…

ĐL Ảnh bìa: Đợt thi công chức trực tuyến do Bộ Nội vụ tổ chức đầu tháng 1.2013 -Ảnh minh họa

[Giáo dục -CATPHCM] - Hiểm họa từ những bờ kè

(CATP) Nhiều khu vực dọc các bờ sông ở TPHCM như sông Sài Gòn, kênh Tàu Hủ… được xây dựng bờ kè bê-tông chắc chắn, sạch đẹp đã trở thành địa điểm lý tưởng để người dân ra hóng mát, câu cá... Tuy nhiên, một số trẻ em thường xuyên tắm sông, trèo lên lan can bờ kè đùa giỡn dẫn đến nhiều tai nạn đáng tiếc.



Bất chấp nguy hiểm

Cách đây vài năm, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vẫn nổi tiếng với cái tên dòng kênh “chết” bởi lòng sông đầy bùn đen, chất thải hôi thối, trên mặt nước rác trôi lềnh bềnh. Nhưng gần một năm trở lại đây, sự sống đã quay trở lại với dòng kênh này nhờ những nỗ lực cải thiện môi trường xanh sạch đẹp của thành phố. Thế nhưng, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sống lại đã kéo theo tình trạng trẻ em thường xuyên tắm, nhảy kênh, người dân đánh bắt cá trái phép dù đã có biển báo cấm.

Cầu Thị Nghè nối giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) với đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh), cứ khoảng 17 giờ lại xuất hiện nhiều nhóm học sinh trong đồng phục của một trường THCS đến tắm, dù bờ kè ở khu vực này đã được lắp đặt rào chắn khá cao. Các em nam thi nhau trèo qua rào chắn rồi lao mình xuống dòng nước lạnh ngắt dưới sự cổ vũ của một số nữ sinh. Không chỉ thế, có em còn lên cả thành cầu, thi nhau nhảy xuống kênh rồi bơi đua vào bờ. Đâu đó trong nhóm học sinh lại vang lên những lời thách thức: “Mày nhảy đi rồi tao bơi qua bờ bên kia cho xem”. Một số học sinh khác không biết bơi nhưng vẫn liều lĩnh gieo mình xuống dòng kênh. Không chỉ hai bên chân cầu Thị Nghè, dọc bờ kênh ở khu vực này cũng thường xuyên xuất hiện nhiều trẻ em tắm, nhảy kênh.



Nhiều phụ huynh vô tư cho con trẻ vui đùa trên lan can bờ kè

Khu vực bờ kè sông Sài Gòn ở cư xá Thanh Đa (phường 27, quận Bình Thạnh) cũng là một điểm hóng mát lý tưởng cho nhiều người. Đây là vị trí thuận lợi để hóng gió và ngắm hoàng hôn nên thu hút khá đông người vào mỗi buổi chiều. Mực nước ở đây khá sâu, dòng nước chảy xiết nên để đảm bảo an toàn, bờ kè đã được xây dựng lan can bê-tông vững chắc, cao khoảng 1 mét. Thế nhưng, bất chấp nguy hiểm, nhiều người vẫn trèo lên lan can để ngồi chơi, ăn uống. Khu vực này có Trường tiểu học Thanh Đa và Trường THCS Thanh Đa nên sau khi ra về, học sinh hai trường này thường xuyên rủ nhau ra đây chơi, một số còn trèo lên lan can bờ kè đùa giỡn. Đáng chú ý, một số phụ huynh đưa con em mình ra đây chơi, nhưng lại để các em ngồi một mình trên lan can để đi mua thức ăn, nước uống. Việc làm này là vô cùng nguy hiểm, rất dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Trên dòng kênh Tàu Hủ (quận 4, quận 8...), cảnh tượng nhiều trẻ em độ tuổi tiểu học lao mình xuống kênh là không hiếm. Tại cầu Đồng Tròn (bắc qua một nhánh sông Đồng Nai, thuộc phường Long Bình, quận 9), hầu như chiều nào cũng có nhiều học sinh tiểu học ghé lại đùa giỡn trên cầu sau khi tan trường, một số thì xuống cả mép sông nghịch nước. Khu vực hồ Đá (Làng ĐH Thủ Đức) cũng thường xuyên chứng kiến cảnh các em học sinh mặt còn non choẹt phi thân từ độ cao cả chục mét trên vách đá xuống hồ nước bất chấp hậu quả.
Ý thức còn kém

Hàng loạt các vụ đuối nước thương tâm, để lại những hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra trong địa bàn TPHCM thời gian gần đây. Chính vì thế, các cơ quan chức năng, chủ đầu tư các công trình đã tiến hành xây dựng, lắp đặt thêm lan can, rào chắn, đồng thời đặt những biển cảnh báo nguy hiểm dọc các bờ kè, đặc biệt ở những nơi tiếp giáp với khu dân cư. Thế nhưng việc làm này vẫn chưa thật sự đồng bộ. Nhiều nơi vẫn chưa có rào chắn hoặc rào chắn quá thấp, hoặc không có biển cảnh báo nguy hiểm.



Học sinh tắm kênh Nhiêu Lộc dưới chân cầu Thị Nghè

Mặc dù vậy, lỗi không hoàn toàn nằm ở các cơ quan chức năng mà vấn đề chủ yếu vẫn nằm ở ý thức của người dân. Dẫu biết nguy hiểm, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào nhưng nhiều người vẫn phớt lờ. Chị H.T (ngụ quận Bình Thạnh) ngồi hóng gió cùng con gái 4 tuổi ở bờ kè cư xá Thanh Đa cho biết: “Chiều chiều ra đây ngồi cho mát, mình cẩn thận một chút thì đâu có sao”.

“Tôi nghĩ tất cả là do ý thức chúng ta thôi. Các vụ tai nạn sông nước chắc hẳn ai cũng biết nguyên nhân, nhiều người liều lĩnh, đã không biết bơi còn tắm sông, trèo lan can để bị té xuống nước. Còn nhiều người lớn, thấy tụi con nít tắm sông vậy mà làm lơ, mặc kệ tụi nó, không ai nhắc nhở hay răn đe”, ông M.H (ngụ quận 1) bức xúc.

Quy định về việc cấm tuyệt đối tình trạng tắm, nhảy cầu trên kênh rạch đã được thông báo từ lâu, thế nhưng tình trạng trên vẫn cứ tiếp tục diễn ra và tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.


[Sức khỏe -Alobacsi.vn] - Khổ vì vợ quá... sạch

"... Vợ tôi sạch đến phát “bịnh”, nên mỗi lần gần gũi, nội chuyện phải ngó trước nhìn sau cho cái vụ sạch sẽ ấy cũng khiến tôi cụt hứng. Một bệnh nhân đã tâm sự với BS như vậy.

Chị T. có thói quen ngăn nắp, sạch sẽ. Chị cực đoan đến mức ngại đi du lịch vì giường ở khách sạn không sạch như mong muốn, gây khó ngủ. Tất nhiên, để thích nghi, chồng chị phải gò mình theo lối sống “sạch từng mi-li-mét” đó. Dù đã bên nhau gần 10 năm, người chồng vẫn có quán tính “để ý chuyện sạch” trước mỗi cuộc “yêu”.

Với đôi vợ chồng này, oralsex (tình dục bằng đường miệng) là tuyệt đối không thể xảy ra. Có lần nghe đề cập chuyện này, chị T. “dập” chồng tơi bời ngay từ đầu. Riêng chuyện vệ sinh răng miệng, chị T. đã buộc chồng và hai đứa con phải nghiêm túc thực hiện theo lịch trình: một ngày phải đánh răng ít nhất ba lần, lúc mới thức dậy, sau bữa ăn trưa và sau bữa ăn tối.

Mỗi khi chồng nổi cơn lười bất chợt, bước vào phòng ngủ mà dám bỏ qua một cữ đánh răng là chị làm ầm lên ngay. Riêng việc “lên giường”, chồng phải tắm rửa sạch sẽ. Bộ drap, chăn, gối được chị T. chọn màu trắng muốt, lúc nào cũng phẳng phiu, tinh tươm.


Tất nhiên, hai cơ thể sạch sẽ trên chiếc giường tinh tươm và thơm tho sẽ là điều kiện tốt cho “chuyện ấy” . Thế nhưng, thực tế cuộc sống khiến cái sự tinh tươm ấy vô tình tạo ra áp lực cho người trong cuộc. Đã có lúc người chồng bị vợ bắt ra tắm lại vì đầu tóc còn hôi mùi khói; cũng có khi người chồng bị đề nghị đi dùng nước súc miệng để giảm mùi thuốc lá... Khi người đàn ông đang hăm hở “xông lên”, lại phải miễn cưỡng “thực thi mệnh lệnh” của vợ, anh ta dễ... cụt hứng.

Có phụ nữ vì thói quen sạch sẽ một cách thái quá nên “dị ứng” với nhiều thứ. Với nàng, tấm drap trắng sạch mà vấy bẩn là chuyện “hệ trọng”. Có người chồng vừa “làm việc” vừa lo “sản phẩm” của mình vương vãi. Ai cũng biết, sinh hoạt tình dục cần có sự phá cách, thậm chí hoang dã. Thế nên, khi người đàn ông phải “tiến hành” trong khuôn phép “siêu sạch”, còn gì là thăng hoa?

Quý bà đang “tôn thờ” cái sạch, có lẽ nên nhìn nhận lại vấn đề để bớt cứng nhắc nhằm giúp “xa lộ tình dục” được thông thoáng hơn.

AloBacsi.vn
Theo ThS-BS Mai Bá Tiến Dũng - Phụ nữ online